Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Tìm Hiểu Về Cách Sử Dụng Và Nguyên Tắc Làm Việc Của DNS

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. 


 
Cách sử dụng DNS: 

Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

Nguyên tắc làm việc của DNS:

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Hoting Chất Lượng Và Các Tiêu Chí Đánh Giá Cần Biết

Hosting phải có một dung lượng lớn để có thể chứa được tệp tin của website bao gồm các dữ liệu : các trao đổi giữa người dùng và website, dữ liệu khách hàng , dữ liệu hình ảnh, dữ liệu video , dữ liệu bài viết ... trên website . dung lượng của 1 gói host chất lượng cao có thể đến vài chục GB.



Tiêu Chí Đánh Giá  Về Hosting Chất Lượng:

Host phải có băng thông đủ lớn để phục vụ các trao đổi, lượt vào website của khách hàng diễn ra trên web của mình .Mọi gói web hosting khủng có thể không giới hạn băng thông hoặc băng thông vào khoảng vài trăm GB.

Host phải có giao diện quản lý dễ dàng sử dụng, giúp những người quản lý host không giỏi về công nghệ thông tin cũng có thể vận hành được.hosting phải hỗ trợ đầy đủ các ngôn ngữ lập trình .net, asp, php,html,css....

Host khuyến mãi có hỗ trợ giao thức FTP có thể cập nhật website bất cứ lúc nào,web hosting có hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ , tiện ích thêm, bớt , xóa account email và các tinh năng như webmail, forward mail tự động , gửi mail tự động , pop3 email...vì nhiều website tính hợp các chức năng thanh toán , đặt hàng trực tiếp trên website và gửi mail tự động về cho khách hàng.

Hosting linux không được phép tự động chèn baner, link ẩn khi chưa được sử đồng ý của chủ website: một số nhà cung cấp web hosting đã có hành vi chèn code ẩn vào trong website của khách hàng .host phải hỗ trợ các công cụ để thống kê trang web.

Các yêu cầu về Sever  cung cấp hosting:

Sever máy chủ cung cấp, cho đăng ký host phải luôn được chăm sóc cẩn thận hoạt động 24/24 không được phép hỏng hóc .1 hệ thống cung cấp web hosting it nhất phải có 2 dải IP , hoặc 2 Máy sever trở lên để khi 1 máy chủ , dải IP bị lỗi thì chuyển website của khách hàng sang Máy chủ thứ 2 và khắc phục sự cố Máy sever hỏng .

Máy sever phải có cấu hình cao có thể hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong thời gian dài,Máy chủ luôn luôn phải có người quản lý , chăm sóc hàng ngày.Kiểm tra khi có lỗi phải tiến hành xử lý ngay.

Tìm Hiểu Về Giá Trị Mua Tên Miền (Domain) Và Hosting

Gần đây trong cộng đồng mạng tranh cãi về việc có nên mua tên miền và hosting ở chung một nhà đăng ký tên miền và hosting cũng như có nên mua tên miền và hosting cùng thời điểm hay không. Điều này gây phân vân rất nhiều cho khách hàng khi phải ra quyết định mua tên miền và hosting để đưa website mình mới thiết kế vào vận hành.



Mua tên miền và hosting để làm website giới thiệu doanh nghiệp : Mua cùng lúc cả tên miền và hosting trước khi thiết kế web hoặc tốt nhất là chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting nào có chương trình mua host tặng web hoặc mua tên miền tặng web. Tránh trường hợp thiết kế web xong rồi mới đi tìm mua nhà cung cấp dịch vụ tên miền và hosting hoặc mua trước tên miền. Điều này đảm bảo khi gia hạn sẽ không bị sai sót và mất tên miền (điều xảy ra rất phổ biến khi mua tên miền và hosting lệch thời điểm trong trường hợp này).
 
Mua tên miền và hosting để phát triển một dự án thương mại điện tử : 

Nên mua cùng lúc sau khi đã hoàn tất giai đoạn thiết kế, demo beta và trước thời điểm vận hành chính thức khoảng một đến hai tháng. Tránh trường hợp mua tên miền và hosting trước đến khi dự án hoàn thành thì không phù hợp (thay đổi tên miền, thay đổi đặc tính kỹ thuật yêu cầu hosting, cloud vps, cloud server).
 
Mua tên miền để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp : 

không cần thiết mua thêm hosting cho mỗi tên miền mua thêm. Mục đích mua nhiều tên miền là để bảo vệ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên môi trường mạng.  

Mua tên miền để thực hiện SEO : 

Trường hợp này chắc chắn cần mua thêm hosting cùng lúc để tiện cho việc quản lý danh sách website vệ tinh phục vụ dự án.

Mua hosting để chứa dữ liệu :

 không cần thiết mua tên miền, lúc này xem như hosting đóng vai trò của một dung lượng và sử dụng địa chỉ IP tĩnh để truy xuất vào.

Mua hosting để chạy một chiến dịch quảng cáo, truyền thông nhất định : 

mua cùng thời điểm với tên miền và ở cùng một nhà cung cấp là giải pháp hiệu quả nhất, tránh việc phải liên hệ quá nhiều đầu mối khi có rắc rối xảy ra trong sự kiện.

Mua hosting để demo và phát triển dự án ở giai đoạn ban đầu : 

không cần thiết mua tên miền cùng lúc vì có thể nhu cầu về tên miền và lưu trữ dữ liệu chính thức khi triển khai là khác so với giai đoạn text.

Email Server Sự Kế Thừa Tính Năng Mới Từ Email Hosting ?

Email Hosting là dịch vụ chuyên dụng, chúng tôi thiết kế riêng cụm máy chủ chỉ dùng cho Email nên việc sử dụng chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt. 



Bạn có thể quan tâm những vấn đề sau:

- Có máy chủ dự phòng trong trường hợp có sự cố
- Email đính kèm tập tin lớn gởi nhanh hơn rất nhiều, dung lượng hộp thư lớn hơn
- Nhiều tính năng, thông số để người quản trị kiểm soát người dùng và thư từ

Email kèm theo Web Hosting được cung cấp không có sự ràng buộc về chất lượng. Trên thực tế, có khá nhiều khách hàng lợi dung Email này để gởi thư rác, quảng cáo... điều này sẽ ảnh hưởng đến những người dùng khác trên cùng Server, có thể là bạn?
  
Email Hosting (Mail Plus) và Email Server Riêng:

Email Server Riêng thừa hưởng mọi tính năng của Email Hosting (Mail Plus), Server của bạn sẽ chạy trên môi trường Cloud, tài nguyên được đảm bảo cho mọi giao dịch về Email mà bạn không cần quan tâm hay thắc mắc về cấu hình máy chủ là gì.Với Email Server Riêng, bạn có thể dùng thêm 5 tên miền phụ với danh sách người dùng riêng cho mỗi tên miền. Chúng tôi có thể cài đặt cho bạn những chính sách riêng về bảo mật, sao lưu, các bộ lọc hay định tuyến email... những việc này đối với Email Hosting dùng chung là không thể được.

Mua Tên Miền Đã Được Sử Dụng Có Lợi Gì?

Rõ ràng là bạn không muốn mua một website đang tồn tại cho công việc kinh doanh mới của mình . Việc tạo mới một website phản ánh được chính xác tầm nhìn kinh doanh của bạn, nhưng khi mua một tên miền đang tồn tại lại khác, nó có nhiều thuận lợi hơn. 



Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một tên miền mới, bạn có thể sẽ thấy một tên miền có sẵn với mức giá không quá chênh lệch với tên miền mới. Tên miền đang tồn tại sẽ đem lại nhiều lợi thế.Một trong những lợi thế đầu tiên của tên miền đang sẵn có là nó đã có lưu lượng truy cập đến. Dĩ nhiên lượng truy cập sẽ thay đổi lớn dựa vào những gì người sở hữu hiện tại đã tiến hành để quảng bá nhưng tên miền mới cũng sẽ dẫn đến một lượng truy cập nhất định nào đó.

Lợi thế nữa đến từ việc tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm. Nhiều người sở hữu tên miền cuối cùng đã phải dành một chút thời gian tối ưu tên miền cho các công cụ tìm kiếm. Những người sở hữu khác lại mất nhiều thời gian và công sức tập trung vào các từ khoá và đảm bảo tên miền được liệt kê trong công cụ tìm kiếm. Mất nhiều thời gian cho một vài tên miền được liệt kê trong danh sách của công cụ tìm kiếm và nếu ai đó đã tiến hành công việc đó cho bạn thì bạn hãy sẵn sàng tận dụng điều này ngay khi được tiếp quản tên miền.

Lợi thế thứ ba là rất có khả năng có những tên miền chứa từ khoá cần thiết, phù hợp mục tiêu và ngắn gọn. Không thể và rất khó khăn để tìm một tên miền chưa được đăng ký với cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và thậm chí nếu bạn có một ý tưởng từ khoá đặc biệt trong đầu. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu tên miền đã đăng ký những tên miền này để đầu cơ hơn là sử dụng lâu dài nên họ mong muốn bán đi. Cách duy nhất để có được nhữnng tên miền hấp dẫn này là mua chúng.

Chọn tên miền đúng cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên Internet có thể vừa hấp dẫn vừa đầy thách thức, nhưng nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về các tên miền có sẵn thì bạn có thể mua được món hời và khởi sự công việc kinh doanh với một ưu thế.

Server HDD Có Gì Khác So Với HDD Dành Cho PC

HDD (Hard Disk Drive) là dạng ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. 



Trung tâm của ổ đĩa là một động cơ quay (Spindle), để đọc/ghi dữ liệu các nhà sản xuất đã sử dụng các bộ điều khiển truyền động (Actuator) kết hợp với các tay truyền động (Actuator Arm) điều khiển đầu đọc nhỏ (Slider and Read/Write Head) và các cơ này được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc ghi đúng vào vị trí trên các đĩa từ (platters) khi đĩa đang quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được. Đó là tổng quan về HDD thường dành cho PC (máy tính cá nhân) vậy còn HDD dành cho server thì có gì khác biệt?
 
Thật ra giữa HDD dành cho PC và HDD server  đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và Sever nên có một số điểm khác nhau.Do đối tượng sử dụng HDD server đa số là các doanh nghiệp, tổ chức nên yêu cầu HDD server phải tăng dung lượng bộ nhớ, một server có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD máy chủ tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của server.

Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

Máy Chủ Và Các Chuẩn Giao Tiếp Của HDD Server

Hiện nay khi nhắc đến các chuẩn giao tiếp của HDD server  thì có 2 loại chuẩn phổ biến và mạnh nhất hiện nay là SATA và SAS. Trước khi SATA và SAS ra đời, SCSI (Small Computer System Interface) là chuẩn giao tiếp được dùng đầu tiên trong Server (máy chủ).  



Kế đến là PATA (Parallel ATA) - chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng song song. Và hiện nay là SATA (Serial Advanced Technology Attachment) - chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp và SAS (Serial Attached SCSI) – chuẩn giao tiếp có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh nhất hiện nay. Nếu đang cân nhắc chọn chuẩn giao tiếp cho HDD server thì nên lựa chọn giữa SATA hay SAS để đem lại hiệu quả công việc cao nhất.
 
Các chuẩn giao tiếp thường dùng như SCSI, SATA, SAS:

SATA là chuẩn giao tiếp với công nghệ hiện tại dùng để kết nối một HDD hoặc SSD với phần còn lại của máy tính. SATA truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp được tạo ra nhằm thay thế cho PATA – chuẩn kết nối truyền dữ liệu song song.

Như chúng ta đã biết, ưu điểm của việc truyền tải song song – PATA  so với truyền tải nối tiếp SATA chính là tốc độ cao, cùng một lúc có thể gửi đi nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó chính là vấn đề tạp âm nhiễu. Do có nhiều dây dẫn cùng được sử dụng nên dây này sẽ gây xuyên nhiễu sang dây khác. Để khắc phục nhược điểm của PATA nên SATA được thiết kế chỉ với một dây dẫn truyền dữ liệu và một dây tiếp nhận dữ liệu nên sẽ hạn chế được tối đa vấn đề về tạp âm nhiễu.

Với cấu tạo ít dây hơn so với những chuẩn giao tiếp cũ, chuẩn giao tiếp SATA đã giúp ích rất nhiều cho khía cạnh tỏa nhiệt của máy tính. Không gian trống nhiều sẽ giúp cho không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Chuẩn giao tiếp SATA đã được dùng phổ biến trong vòng 10 năm trở lại đây. Bởi xét về mục đích cũng như giá cả thì nó phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa chuẩn giao tiếp SATA và SAS:

SAS là một chuẩn giao tiếp mới, ra đời sau SATA nhưng nó lại mang nhiều tính năng vượt trội hơn. SAS là tiến trình phát triển song song SCSI vào một điểm đến điểm giao tiếp nối ngoại vi, trong đó các bộ điều khiển được liên kết trực tiếp vào ổ đĩa. SAS cải tiến hiệu suất hơn so với SCSI truyền thống. Nó cho phép nhiều thiết bị (hơn128 thiết bị) với các kích cỡ khác nhau được kết nối đồng thời vào cáp mỏng hơn và lâu hơn.

SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng. Ưu điểm này có thể làm đơn giản hoá khi tổ chức, xử lý và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu vì dữ liệu chỉ chứa trong một file.Ngoài mục đích lưu trữ, SAS còn rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu một cách dễ dàng. Với sức mạnh của mình, SAS còn có thể làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc, điều này giảm đi tính phức tạp trong chuẩn bị dữ liệu đối với những nhiệm vụ phân tích đòi hỏi phải làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc.

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng chuẩn giao tiếp SAS còn hạn chế so với chuẩn giao tiếp SATA bởi giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, để tận dụng được hết sức mạnh của chuẩn giao tiếp SAS  thì người dùng phải mất nhiều thời gian để học và hiểu được cách quản lý dữ liệu của SAS và nhiều nhiệm vụ quản lý phức tạp khác.

Mua Tên Miền (Domain) Điều Gì Cần Phải Quan Tâm Khi Mua Lại

Mua một tên miền sẽ là một nhu cầu thiết yếu khi bạn muốn thiết lập một website bán hàng cho riêng mình. Dưới đây sẽ là những cách đơn giản nhất để bạn có được một tên miền giá rẻ uy tín từ việc mua tên miền có sẵn đến việc mặc cả mua lại tên miền của ai đó.



1. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng dến giá cả và giá trị của nó trước khi chọn mua tên miền:

Một tên miền tốt sẽ là tên miền đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và chứa từ khóa trong lĩnh vực của bạn. Điều đó có nghĩa là giá cả của một tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chiều dài tổng thể, số từ, dễ đánh vần hay không, và số lưu lượng truy cập đến…  Vì thế, để được giá rẻ hơn, bạn có thể tạo ra một vài những biến thể chẳng hạn thêm một số từ nào đó ở phía trước hoặc sau. Tuy nhiên, điều này chắc chắn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của tên miền. Ví dụ như với tên miền beautyhouse, bạn có thể sẽ phải trả số tiền đắt hơn là mybeautyhouse.

 2. Xem xét việc hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN (tổ chức quản lý domain quốc tế)

Mặc dù điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí nhưng lại đảm bảo cho bạn sự chuyên nghiệp hơn và cam kết độ an toàn.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát mọi khóa cạnh của tên miền khi đã sử dụng:

Nhiều công ty đăng ký tên miền không cho phép bạn trực tiếp thay đổi tên miền của mình. Bạn phải nhập một yêu cầu thông qua hệ thống hỗ trợ của họ sau đó chờ đợi vài ngày để được giúp đỡ. Khi đó, chí ít những điều đơn giản như thay đổi các thẻ IPS và thay đổi tên máy chủ nên có thể được can thiệp thông qua bảng điều khiển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có một bảng điều khiển và kiểm tra những gì các bảng điều khiển cho phép bạn làm.

4. Cần kiểm tra để xem nếu có một khoản phí phát sinh liên quan đến phát hành hoặc chuyển tên miền của bạn:

Khi bạn đăng ký tên miền, nhiều công ty hosting vẫn tính lệ phí phát hành. Và họ sẽ tính thêm phí chuyển nhượng mỗi khi bạn thay đổi hosts (.com, .net, .vn, .com.vn…) Khoản phí này là hoàn toàn không cần thiết, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng khi gặp phải trường hợp này.

5. Thỏa thuận về tài khoản email miễn phí đi kèm:

Nhiều công ty lưu trữ web không bao gồm email hoặc tính thêm tiền cho nó. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể có được email chuyển tiếp. Ngay cả đối với email POP3 đơn giản, một số công ty chỉ cung cấp 1 hoặc 2 tài khoản email. Khi giao dịch, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có được ít nhất 15-20 tài khoản email POP3 miễn phí đi kèm với tên miền đó.

6. Chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy chủ SMTP của họ cho những email gửi đi:


Rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đăng ký tên miền nhưng bạn sẽ không được sử dụng máy chủ gửi thư điện tử SMTP của họ để gửi mail. Một số nhà cung cấp khác lại cho phép bạn có thể gửi email thông qua máy chủ SMTP nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng trên tài khoản email thương hiệu của họ hoặc chỉ sử dụng máy chú SMTP trên các tài khoản email cao cấp mà phải trả thêm phí.

7. Bạn nên nắm quyền kiểm soát tên miền của mình:

Có không ít doanh nghiệp lưu trữ các trang web của họ với một máy chủ web mà họ đang không hài lòng vì đủ các lý do như dịch vụ kém, hóa đơn phát sinh, thời gian hoạt động không đáng tin cậy… Điều mà hầu hết họ muốn đó là chấm dứt hợp tác với bên đó mà tìm một nhà cung cấp lưu trữ web khác nhưng điều đó cũng rất khó khăn. Bạn nên khôn ngoan hơn để mình sẽ không trở thành một trong những doanh nghiệp này.

Máy Chủ Và Công Nghệ Điện Toán Đâm Mây Đâu Là Sự Lựa Chọn Thích Hợp Nhất

Khi chuyển lên điện toán đám mấy, các khoản chi phí đó sẽ không còn là mối lo ngại nữa vì hạ tầng và đội ngũ nhân viên vận hành sẽ do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm. Dưới đây là những lý do khiến cho Điện toán đám mây là một sự lựa chọn thông minh.


  
An toàn dữ liệu:

An toàn dữ liệu là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Ở một số quốc gia còn có quy định rất rõ ràng về việc lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu đối với các nhà cung cấp dịch vụ.Dễ nhận thấy rằng, việc lưu trữ ở một trung tâm dữ liệu vật lý tồn tại khá nhiều rủi ro: Hỏng phần cứng, lỗi người dùng, virus xâm nhập, thiên tai… Khi đó, hệ thống phải có cơ chế sao lưu tự động hàng ngày tại trung tâm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, onsite và offsite.

Tính sẵn sàng:

Trước đây, nhiều doanh nghiệp e ngại điện toán đám mây vì họ sợ những gì không quản lý trực tiếp được. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ sâu hơn, việc mua một hay nhiều máy chủ đặt ở văn phòng để lưu trữ web, email, lưu trữ dữ liệu, chạy phần mềm, ứng dụng… và điều hành bởi những nhân viên IT thông thường không thể đem lại tính sẵn sàng cao bằng nguồn tài nguyên từ hạ tầng điện toán đám mây công nghệ cao, được phân phối qua internet và được các chuyên gia kỹ thuật giám sát 24/24.

Kiến trúc đặc thù của điện toán đám mây cho phép tập trung những nguồn tài nguyên nhàn rỗi trong hệ thống để xử lý công việc ở nơi thiếu hụt, nâng hiệu suất lên 3-5 lần. Bên cạnh đó, khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố thì máy chủ kế tiếp sẽ tự động thay thế và tăng công suất hoạt động lên, đảm bảo hệ thống có thời gian "sống" đến 99.99%.

Tốc độ và hiệu suất:

Lấy ví dụ ngay từ trung tâm dữ liệu của Long Vân, ông Ru cho biết, hệ thống này được xây dựng theo chuẩn Tier 3 - tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá một trung tâm dữ liệu. Hạ tầng cho tốc độ truyền tải 10Gb/s và có thể mở rộng lên 40Gb/s tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.Tốc độ và hiệu suất có thể khác nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng việc chọn lựa một hệ thống có tốc độ và hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích: Truy cập nhanh, hạn chế nghẽn băng thông,...

Khả năng mở rộng:

Nhu cầu tài nguyên của doanh nghiệp bạn hiện tại là bao nhiêu? 5 năm nữa là bao nhiêu? 10 năm nữa là bao nhiêu?Đa số doanh nghiệp sẽ dễ dàng trả lời được câu số 1, ngập ngừng ở câu thứ 2 và không thể trả lời được câu thứ 3. Điện toán đám mây vẫn được xem là biểu tượng của sự linh hoạt. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hay thu hẹp, họ có thể yêu cầu nhà cung cấp tiến hành chỉ trong vài phút. Họ không còn phải lãng phí một lượng lớn tài nguyên chỉ để dự trù cho nhu cầu trong tương lai mà không biết chính xác là bao nhiêu.

Vấn đề chi phí: 

Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư mua máy chủ chỉ là sự khởi đầu, họ còn phải xây dựng không gian đầy đủ điều kiện về điện, độ ẩm, nhiệt độ để chứa máy chủ, chi trả phí bản quyền cho phần mềm, ứng dụng và phải thuê nhân viên IT để vận hành bộ máy đó. Đây là giải pháp rất tốn kém.

Vps Phân Loại Dựa Trên Công Nghệ Ảo Hóa

Hiện nay có rất nhiều những dịch vụ cho thuê vps và bạn cần lựa chọn như thế nào để thể có thể thuê được vps có chất lượng tốt và ổn định nhất. Cùng nhau tìm hiểu các loại vps trên thị trường để có thể chọn được các gói dịch vụ vps tốt nhất.



Có thể nói vps được tạo ra từ những công nghệ ảo hóa và phụ thuộc vào các công nghệ ảo hóa khác nhau mà việc chia sẻ tài nguyên của các vps cũng không giống nhau. Hiện nay thì có các loại vps phổ biến trên thị trường như sau:

OpenVZ hay còn gọi là Open Virtuozzo: đây là một hệ thống sử dụng các công nghệ ảo hóa và hoạt động trên các nhân Linux. Open Virtuozzo sẽ cho phép một máy chủ vật lý có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Do Open Virtuozzo không được sử dụng một nhân riêng biệt nên Open Virtuozzo có tốc độ rất nhanh và có chất lượng ổn định song đây cũng là nhược điểm vô cùng nghiêm trọng của Open Virtuozzo bởi vì tất cả chỉ dùng chung một nhân.

Không những vậy, Open Virtuozzo còn không cấp phát các bộ nhớ riêng biệt nên một bộ nhớ có thể được cấp cho nhiều vps khác nhau do đó các chủ vps không được sử dụng riêng mà phải chia sẻ cho các vps khác khi những vps đó gửi yêu cầu.

XEN được xem là một công nghệ ảo hóa mà trên cùng một máy chủ vật lý có thể chạy một lúc nhiều vps. Với XEN thì mỗi vps sẽ được chạy trên một nhân riêng do vậy mà nó có thể được xem như một máy chủ độc lập. Mỗi một XEN sẽ sở hữu một nguồn tài nguyên riêng cũng như những mỗi XEN sẽ đươc sở hữu về RAM, CPU và Dosk riêng biệt. VPS sử dụng công nghệ ảo hóa XEN có giả thành cao hơn so với công nghệ ảo Open Virtuozzo.

VMWare là một công nghệ ảo hóa của công ty VMWare, VMWare thì cho phép thực hiện quá trình ảo hóa từ phần cứng. VMWare thường được sử dụng chủ yếu trong các công ty hay những doanh nghiệp lớn mà tiêu biểu là ngân hàng.

KVM cũng được coi là một công nghệ ảo hóa cho phép thực hiện ảo hóa từ phần cứng. Do vậy, KVM cũng gần giống như XEN, chúng sẽ được cung cấp những nguồn tài nguyên riêng giúp các máy chủ không gặp vấn đề tron việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

Hosting Và Các Khái Niệm Cơ Bản Về Web hosting

Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB). Không gian lưu trữ đó thực chất chính là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. 



Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ khác nhau. Ví dụ như 100, 500 MB hoặc lên đến hàng Gigabyte (GB). Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng:

Hệ điều hành (OS) của máy chủ

hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows. Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.

Băng thông (Bandwidth, BW): 

Là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5 người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người download nó.

Domains add-on: số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.

Email accounts: số lượng email đi kèm với hosting

FTP accounts: số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Giới Thiệu Về Dịch Vụ Web Hosting

Dịch Vụ Web Hosting thì điều quan trọng mà chúng ta quan tâm đầu tiên đó chính là Hosting.Nó là nơi chứa đựng dữ liệu quan trọng của chúng ta, bao gồm mã nguồn web, cơ sở dữ liệu và hình ảnh, phim, nhạc và một số thứ khác.



Trước khi bắt tay vào chọn mua một gói hosting, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về web hosting. Qua đó, chúng ta sẽ có thêm một số hiểu biết để có thể lựa chọn hosting phù hợp cho nhu cầu của mình.Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB).

Không gian lưu trữ đó thực chất chính là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ khác nhau. Ví dụ như 100, 500 MB hoặc lên đến hàng Gigabyte (GB). Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng:
 
Hệ điều hành (OS) của máy chủ : hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows. Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.
 
Băng thông (Bandwidth, BW): là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5 người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người download nó.

– Domains add-on: số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.

– Email accounts: số lượng email đi kèm với hosting

– FTP accounts: số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.
 
Để bắt đầu chiến dịch cài đặt domain & hosting cho website của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn cài đặt,quảng cáo với chi phí thấp nhất, hiệu quả mang lại lớn nhất!

Tên Miền Đặt Như Thế Nào Là Đẹp

Khi bắt đầu thiết lập cho mình một website, thì điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới là việc chọn tên miền như thế nào cho phù hợp, dễ nhớ.Ai cũng biết việc chọn cho mình tên miền đẹp & dễ nhớ là rất dễ.



Nhưng ngày nay, các tên miền đẹp và dễ nhớ đã bị mọi người chọn và đăng ký rồi, cho nên vấn đề gặp phải là ứng với ngành, lĩnh vực mình đang và muốn làm website cho nó thì chon tên miền sao cho phù hợp, đẹp, dễ nhớ & quan trọng nhất là còn đăng ký được.

1. Đưa ra TOP 5 tiên miền đẹp, dễ nhớ.

Làm sao bạn có thể chọn đúng các từ khoá thuộc lĩnh vực mình đang làm. Đơn giản, bạn hãy dùng các công cụ từ khoá để liệt kê ra TOP 10 hoặc TOP 5 các từ khoá liên quan.

Tiếp đến, bạn lên các websites đăng ký tên miền, tìm kiếm và liệt kê ra các tên miền đẹp nhất (Tất nhiên là chưa có ai đăng ký à). Tốt nhất là chọn ra khoảng TOP 5 tên miền và sau đó dùng phương pháp loại trừ để chọn ra 1 tên miền ưng ý nhất (Nếu bạn là tập thể thì đưa ra bầu chọn 5 tên miền và lấy tên miền có nhiều bầu chọn nhất). Các tên miền có thể chỉ lấy 1 cái duy nhất hoặc cũng có thề chọn cả 5 với đều kiện là Chỉ lấy 1 tên miền làm chính.

2. Tên miền của riêng  mình:


Đừng có chọn tên miền mà trùng hoặc gần giống với người ta, nó gây ra nhầm lẫn hoặc nghe không hay đâu. Ví dụ nếu cái tên miền www.nhadat.com mà có ai mua rồi thì đừng nên chọn mua cái www.nhadat1.com, www.nhadat2.com, www.nhadat3.com
Vì vậy, tên miền phải là duy nhất và không gây nhầm lẫn là tốt nhất.

3. Chọn tên miền .com
Giả sử cái www.nhadat.com đã bị đăng ký mất nhưng nhadat.net hoặc nhadat.org hoặc chấm cái khác nó còn, nhưng tai sao không chọn nó vì nếu bạn chọn thì cho dù bạn có chiến dịch quảng cáo marketing hay đến mức là website bạn nổi tiếng như vnexpress.net thì vẫn có người nhầm lẫn đánh vnexpress.com (đảm bảo là có ai dám nói không có xem nào).

4. Chọn cái dễ gõ trên bàn phím

Nhiều cái tên miền đẹp ngắn gọn, dễ nhớ nhưng khó gõ trên bàn phím. Chẳng hạn như: buonbannhadat.com, buonbanle.com khó gõ trên bàn phím,Tóm lại là chọn tên miền càng gõ ít càng tốt như AAA.com, ACB.com, cnn.com,…

5. Chọn tên miền dễ nhớ

Cái nào dễ nhớ so với mọi người, đối tượng mà bạn nhấm tới. Đừng nên chọn cái tên miền gây khó nhớ và nhầm lẫn với cái khác. Ví dụ như: nhadatdothi.com – dễ nhớ đối với những người quen với nó nhưng sẽ khó nhớ đối với những người không xem đó là từ khoá thông dụng.

6. Chọn tên miền ngắn

Có thể chọn: muabannhadat.com, thegioinhadat.com, timkiemnhadat.com,…nhưng để tối ưu và ngắn gọn hơn có thể chọn www.nhadat.com.

7. Chọn cái tên miền có nội dung mong đợi.

Nhiều tên miền tưởng chừng vào nó sẽ tìm được những cái hay, cái liên quan đến tên miền nhưng thật ra thì không phải. Đừng bao giời làm thất vọng sự mong đợi của người truy cập lần đầu tiên vào website. Ví dụ vào website www.nhadat.com, www.vieclam.com, www.muaban.com,….vì vào đó sẽ có những thông tin lên quan tôi muốn tìm.
 
8. Chú ý những từ khoá quy phạm luật tên miền:

Có thể bạn có 1 cái tên miền rất đẹp, bạn đã đăng ký nó ở nước ngoài, nó có thể giết chết doanh nghiệp hoặc website của bạn khi đi đăng ký thì tên miền của bạn thuộc danh sách đen.

9. Chọn tên miền với thương hiệu của bạn:

Bạn đã đăng ký thương hiệu, nhưng nhỡ may cái tên miền ứng với thương hiệu đó đã bị đăng ký mất, vậy thì làm sao? Bạn có thể thêm cái gì đó vào – bạn cho đó là có ý nghĩa.

10. Bỏ dấu nối (-) và số khỏi tên miền:

Nhiều người khi đăng ký tên miền luôn thêm cái dấu gạch nối (-) hoặc số vào, nó không có tốt, nó gây cho người ta khó nhớ.

11. Không nên chọn tên miền có những từ so sánh hay chuỗi từ:

Những từ này thường gây cho người ta dễ dàng nhầm lẫn và ác cảm cái gì mình cũng hơn, hay chỉ tồn tại ở một thời gian duy nhất. Ví dụ như www.hotnhat.com, nhadat2007.com,…nó sẽ không tốt và sẽ có hàng tỉ tên miền tương tự thế.

Tên Miền Chuẩn Xác Có Tác Dụng Gì?

Bạn chưa biết chọn tên miền nào phù hợp cho ngành nghề kinh doanh trên internet của bạn? Hãy để chúng tôi tư vấn về sự lựa chọn và chiến lược dùng tên miền hiệu quả. 



Chúng tôi sẽ cung cấp một nền tảng công nghệ đáng tin cậy và an toàn, giải pháp để quản lý tên miền của bạn và các dịch vụ giá trị gia tăng hoàn hảo nhằm mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất hiện nay.

Tên miền chuẩn xác giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn: 

Dịch vụ Tên miền chúng tôi chuyên nhận: Đăng ký tên miền, Kiểm tra tên miền, Gia hạn tên miền, Tư vấn tên miền cho khách hàng cả nước với các loại tên miền:

Tên miền quốc tế (.com, .net, .org)
Tên miền quốc gia Việt Nam (.vn, .com.vn, .net.vn)
Nhận đăng ký một số domain mới (.tel, .asia..)

Tên miền đang được sử dụng rất rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Đăng ký tên miền cũng là cách tối ưu để bạn quảng bá thương hiệu công ty với các doanh nghiệp trên thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư và có được những đối tác vàng. Đăng ký tên miền - Bảo vệ thương hiệu của bạn !

Đăng ký tên miền - Bảo vệ thương hiệu của bạn !

Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, cùng quy trình làm việc chuyên nghiệp, mục tiêu của chúng tôi là duy trì phí đăng ký tên miền các loại rẻ nhất Việt Nam đồng thời đi kèm dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt nhất trên thị trường nội địa. Chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và tiếp tục sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ tốt nhất !

Tìm Hiểu Dịch Dịch Vụ Thuê Máy Chủ

Dịch vụ máy chủ (Dedicated Server), bạn hoàn toàn yên tâm với khoản đầu tư ban đầu ít tốn kém, không phải chịu rủi ro về phần cứng (trách nhiệm đảm bảo về phần cứng và đường truyền thuộc phía nhà cung cấp dịch vụ). 



Khi sở hữu riêng cho mình một máy chủ theo hình thức này, bạn có toàn quyền kiểm soát và điều hành máy chủ vào bất cứ thời điểm nào mà không phải thông qua một đối tác nào. Tất nhiên, điều tuyệt vời không kém là bạn có thể cài đặt các phần mềm, ứng dụng cần thiết cho công việc mà không chịu sự ràng buộc như với các dịch vụ Lưu trữ chia sẻ.

FPT – 1 trong những ISP cung cấp về đường truyền mạng tốt nhất Việt Nam là nơi Hostvn.Net lựa chọn đặt server của mình. Đường truyền ổn định cùng hệ thống Datacenter đạt tiêu chuẩn giúp server có thể hoạt động thông suốt.

Chúng tôi cam kết sử dụng 100% linh kiện chuyên dùng cho máy chủ và là hàng chính hãng. Mọi linh kiện đều được khai thác theo thời hạn bảo hành. Khi đã hết thời hạn bảo hành, linh kiện sẽ được thay thế để đảm bảo chất lượng sử dụng.

Lợi ích khi Đăng Ký Sử Dụng Dịch Vụ Máy Chủ ảo-VPS

 Lợi ích khi đăng ký sử dụng dịch vụ máy chủ ảo:Máy chủ VPS hoạt động hoàn toàn như một máy chủ ( server ) riêng, quý khách được toàn quyền quản trị máy chủ VPS với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao.



Lợi ích khi Đăng Ký Sử Dụng Dịch Vụ Máy Chủ ảo-VPS:

– Máy chủ VPS tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.

– Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng nhữ dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.

– Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng.

– Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh.

– Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

– Máy chủ VPS dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

– Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

– Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

– Máy chủ VPS cho phép bạn có thể quản trị từ xa bằng Remote Desktop hoặc SSH, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến…

– Máy chủ VPS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu như một máy chủ thông thường. Người quản trị có quyền truy cập cao nhất ( administrator ) để cài đặt và cấu hình cho máy chủ ảo ( VPS ). Mọi dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có độ bảo mật cao hơn rất nhiều so với Shared Hosting thông thường.

- Hệ thông Máy chủ cung cấp dịch vụ máy chủ VPS của Datalink được đặt tại các nhà cung cấp uy tín VDC, FPT, Viettel, CMC, VTC đảm bảo đường truyền truy cập nhanh và ổn định.

- Máy chủ VPS thích hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thỏa mãn được 2 yếu tố chi phí và độ an toàn dữ liệu.
 
Chúng tôi hiểu rằng thời gian hoạt động là rất quan trọng cho doanh nghiệp của bạn vì vậy chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các máy chủ được hỗ trợ bởi UPS và máy phát điện để đảm bảo bảo thời gian hoạt động 99,99%.

Giới Thiệu Về Dịch Vụ VPS Server

VPS SERVER là dịch vụ máy chủ ảo ( VPS ) dành cho cá nhân, cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ có hệ thống website lớn hoặc muốn xây dựng Email doanh nghiệp riêng. Hệ thống Website, Email… của Quý khách sẽ được trang bị một server kết nối vào kênh Internet tốc độ cao với 01 IP tĩnh và được cài đặt sẵn hệ điều hành tùy chọn.



Dựa vào máy chủ VPS này, Quý khách có thể tự quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm theo nhu cầu mà không bị giới hạn số lượng người dùng. Quý khách có thể ứng dụng dịch vụ VPS SERVER dể xây dựng cho mình hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server … dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.
 
VPS SERVER là một trong những giải pháp công nghệ máy chủ được đánh giá cao ở tính sử dụng hiệu quả và nâng giá trị sử dụng tài nguyên của máy chủ lên hơn 60-80% so với mức trung bình của một máy chủ hoạt động độc lập.
 
Máy chủ ảo của VPS SERVER sử dụng công nghệ XEN cho phép xây dựng nền tảng hệ thống ổn định, đảm bảo tài nguyên được phân bổ chính xác như cam kết, có quyền hạn root như một máy chủ bình thường
 
Dịch vụ Máy chủ Ảo cho phép Quý khách có thể sở hữu một máy chủ riêng với mức chi phí thấp hơn, mà vẫn đạt hiệu quả cao. VPS SERVER là sự phân chia tài nguyên trên một máy chủ vật lý để xây dựng lên các máy chủ Ảo với mức tài nguyên cho phép khai thác ít hơn. Việc này cho phép Quý khách chọn lựa những giới hạn tài nguyên phù hợp với nhu cầu và chỉ phải thanh toán chi phí cho giới hạn đó. Hình thức này kinh tế hơn so với Máy chủ riêng nếu yêu cầu về tài nguyên của Quý khách chưa thực sự quá lớn trong khi Quý khách vẫn có quyền quản trị từ xa như sở hữu một máy chủ riêng thông thường.

Giới Thiệu Dịch Vụ Cho Thuê Máy Chủ

Dịch vụ Dedicated Server ( Cho thuê máy chủ dùng riêng ) là một trong những dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu ( Data center ) do Chúng tôi cung cấp.



Dịch vụ Cho thuê máy chủ – Dedicated Server cung cấp cho Khách hàng máy chủ dùng riêng và không gian đặt máy chủ riêng trên hệ thống tủ Rack để đặt Máy chủ của mình nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hạ tầng sẵn có của một Trung tâm Dữ liệu (Data Center) chuyên nghiệp và kết nối máy chủ với Internet giúp Khách hàng đưa hệ thống website, email và các ứng dụng khác của mình lên Internet.
 
Dịch vụ cho thuê máy chủ dùng riêng là dịch vụ của Công ty Cổ phần Dữ liệu Trực tuyến Việt Nam cung cấp cho quý Khách hàng máy chủ với các cấu hình máy chủ và sản phẩm máy chủ thương hiệu: máy chủ Supermicro, máy chủ IBM, máy chủ Dell, máy chủ Cisco, máy chủ HP, máy chủ Intel theo yêu cầu của Quý khách.
 
Dịch vụ cho thuê máy chủ của chúng tôi cung cấp chọn gói bao gồm máy chủ và đầy đủ điều kiện về chỗ đặt máy chủ, vị trí đặt máy chủ (không gian, diện tích), tủ mạng và các kết nối cho khách hàng tại các trung tâm dữ liệu Datacenter VDC, FPT, VTC, CMC, Viettel.

Máy Chủ Và Giải Pháp Máy Chủ Ảo Riêng

Máy chủ riêng ảo (VPS) hoạt động dựa trên phần tài nguyên (CPU, RAM, HDD, Network…) do một hệ quản trị của máy chủ vật lý (Hardware Node) chia sẻ. Mỗi VPS vận hành như một máy chủ riêng thực thụ, có hệ điều hành riêng (Windows, Linux), có IP riêng. 



Khách hàng nắm quyền quản trị cao nhất và tùy ý cài đặt máy chủ theo nhu cầu riêng. Đặc biệt, các VPS trên cùng một Hardware Node không phải chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong trường hợp một VPS nào đó bị tấn công và sập, các VPS khác vẫn hoạt động bình thường nhờ hệ quản trị hệ thống Node đã phân chia hoàn toàn độc lập các phần tài nguyên cho mỗi VPS. Ngoài ra, việc sao lưu dự phòng cho VPS cũng như cài đặt lại toàn bộ VPS khá dễ dàng và nhanh chóng.

Các công nghệ sử dụng để quản lý tài nguyên Hardware Node đa dạng nhưng nhìn chung đều hướng đến phân bổ tài nguyên hợp lý và độc lập, qua đó giúp người dùng cuối quản lý vận hành dễ dàng hơn. Những hệ quản trị được dùng nhiều nhất hiện nay như VMWare, Microsoft Hyper-V, Parallels Virtuozzo, OpenVZ, XEN…

Giải pháp VPS cho phép DN sử dụng tới đâu, đầu tư tới đó và tối ưu hóa chi phí đầu tư.Ngoài nhu cầu máy chủ cho web và vận hành các ứng dụng nghiệp vụ, việc trao đổi thông tin, giao dịch qua email ngày càng tăng nên DN cần chú ý đầu tư cho máy chủ dành cho email (Mail Server) ổn định, đủ chức năng quản lý, lọc và ngăn chặn các mail spam, virus.Trên VPS, thậm chí, các nhà quản lý CNTT có thể cấu hình cả máy chủ chuyển tiếp mail (Mail Relay) cho chính mail server của mình để bảo đảm mail gửi đi không bị đánh dấu Spam trên các máy chủ email thông dụng trên thế giới.

Đối với các DN có website giao dịch trực tuyến hoặc các hệ thống quản lý hàng trực tuyến thì khởi đầu bằng một VPS là hợp lý. Các trang web bán hàng mới thường có lượng truy cập vừa phải. Khi lượng truy cập tăng cao, DN có thể mua dịch vụ VPS lớn hơn theo đúng nhu cầu. Việc nâng cấp cấu hình của VPS cũng rất đơn giản, nhanh chóng, không ảnh hưởng dữ liệu hiện hành và không làm gián đoạn hoạt động của website.

Máy Chủ Và Bài Toán Chọn Máy Chủ Riêng

Việc đầu tư ban đầu cho hệ thống website chạy trên hosting chia sẻ (Shared Hosting) dường như là giải pháp tiết kiệm tối ưu cho doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, nhất là những DN chỉ dùng website để giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ, dùng email để trao đổi thông tin với khách hàng mà không có công cụ tương tác nhiều. 



Nhưng thực tế cho thấy giải pháp này gây phiền toái cho DN do các sự cố bất khả kháng như máy chủ chia sẻ bị quá tải vì những website khác chạy chung bị tấn công, email gửi đi bị nghẽn hoặc bị đánh dấu spam, thậm chí không nhận được email gửi đến. Đó là những bất lợi ngược với tiêu chí cần thiết cho hoạt động của một website DN là ổn định và tốc độ.
 
Các giải pháp máy chủ riêng (Dedicated) sẽ giải quyết được những điểm yếu trên. Tuy nhiên tùy mô hình, nhà quản lý CNTT nên lựa chọn mua máy chủ riêng hay thuê máy chủ riêng. Bài toán mà nhà quản lý CNTT cần quan tâm là chi phí đầu tư và khả năng khai thác hệ thống khi đầu tư. Trong đó, chi phí tối thiểu của giải pháp mua máy chủ riêng là 19,5 triệu đồng (1.000USD) và phí thuê đặt chỗ khoảng 1,9 triệu đồng/tháng (100 USD/tháng).

Hiện nay, với sự phát triển kỹ thuật từ Intel, các thiết bị máy chủ sử dụng bộ vi xử lý Intel được hỗ trợ công nghệ ảo hóa rất tốt, linh hoạt, ổn định. Từ đó, các công nghệ khai thác dịch vụ máy chủ riêng ảo (Virtual Private Server) được nâng lên một bậc, có thể trở thành giải pháp hợp lý về chi phí cũng như khai thác vận hành cho các DN vừa và nhỏ.

Thuê Hosting ở Đâu Là Tốt Nhất?

Thuê Hosting cũng giống như đất để xây cửa hàng vậy. Nếu không thuê đất, bạn sẽ không thể xây được cửa hàng.  Không có dịch vụ web hosting thì bạn không thể có một trang web.



Khi nào bạn sẽ cần đến dịch thuê hosting:

Khi Bạn muốn kinh doanh online, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, tiếp thị sản phẩm đến với người dùng một cách hiệu quả thông qua các kênh quảng bá trực tuyến?,Khi Bạn có một website hoặc blog đẹp với nội dung phong phú và muốn chia sẻ với mọi người 24/7/365? hoặc Bạn là học sinh, sinh viên, hay cá nhân có công việc và hoạt động trong mảng IT, thiết kế web, dịch vụ số online?Nếu một trong những câu hỏi trên đúng với nhu cầu hiện tại của bạn,Hosting và dịch vụ web hosting sẽ là nền tảng đầu tiên mà bạn cần!

Sự cần thiết của Hosting:

– Website của bạn sẽ chạy nhanh hơn và ổn định hơn, giúp người dùng tiếp cận website tốt hơn và ở lại website lâu hơn
– Hạn chế tối đa hiện tượng website bị down hoặc bị hack như khi sử dụng các hệ thống hosting miễn phí.

– Được support tốt hơn từ đội ngũ kỹ thuật khi website và host gặp vấn đề.

– Cung cấp cho bạn nhiều tiện ích hữu dụng phục vụ mục đích xây dựng website và quảng bá website trực tuyến.

– Một gói host tốt cho phép bạn xây dựng nhiều website trên nhiều tên miền khác nhau một cách dễ dàng.

– Bạn quản lý mọi thứ về website gần như 100% thay vì phải phụ thuộc vào các dịch vụ xây dựng website miễn phí khác.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Những hiểu biết cơ bản về proxy?

Proxy là gì?

Proxy: Chỉ một hệ thống computer hoặc một router tách biệt kết nối, giữa người gửi (Sender) và người nhận (Receiver). Nó đóng vai trò là một hệ thống chuyển tiếp (Relay) giữa 2 đối tượng: Client (muốn truy cập tài nguyên) và Server (cung cấp tài nguyên mà Client cần).

Nhờ chức năng chuyển tiếp (trung chuyển có kiểm soát) này, các hệ thống Proxy (hay Proxy servers trạm cài đặt proxy) được sử dụng để giúp ngăn chặn attacker xâm nhập vào mạng nội bộ và các proxy cũng là một trong những công cụ được sử dụng để xây dựng Firewall trong mạng của các tổ chức có nhu cầu truy cập Internet.



Từ proxy còn có nghĩa “hành động nhân danh một người khác” và thực sự Proxy server đã làm điều đó, nó hành động nhân danh cho Client và cả Server. Tất cả các yêu cầu từ Client ra Internet trước hết phải đến Proxy, Proxy kiểm tra xem yêu cầu nếu được cho phép, sẽ chuyển tiếp có kiểm soát yêu cầu ra Internet đến server cung cấp dịch vụ (Internet Hosts). Và cũng tương tự sẽ phản hồi (response) hoặc khởi hoạt các yêu cầu đã được kiểm tra từ Internet và chuyển yêu cầu này đến Client. Cả hai Client và Server nghĩ rằng chúng nói chuyện trực tiếp với nhau nhưng thực sự chỉ “talk” trực tiếp với Proxy.

Tóm lại hiểu một cách đơn giản và trực quan nhất

Proxy chỉ một hệ thống computer hoặc một router tách biệt kết nối, giữa người gửi (Sender) và người nhận (Receiver) proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định.(tất nhiên là phải khác nhau theo từng địa phương và từng nước)

Ví dụ: 77.71.0.149:8080. Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 77.71.0.149 và cổng truy cập là 8080.

Proxy Server

Proxy Server là một server đóng vai trò cài đặt proxy làm trung gian giữa người dùng trạm (workstation user) và Internet. Với Proxy Server, các máy khách( clients) tạo ra các kết nối đến các địa chỉ mạng một cách gián tiếp. Những chương trình client của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp.

Proxy server xác định những yêu cầu từ client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối với server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client. Vì vậy proxy server giống cầu nối trung gian giữa server và client.

Hiểu một cách đơn giản là: Proxy server là một trung tâm cài đặt các proxy. Mà các proxy này nằm giữa máy tính của bạn và tài nguyên internet (bộ đệm) mà bạn đang truy nhập. Dữ liệu mà bạn yêu cầu đến proxy trước, rồi sau đó nó mới truyền dữ liệu cho bạn và ngược lại.

Tại sao lại dùng Proxy?

– Do mọi thông tin truy xuất phải thông qua Proxy nên chúng ta có thể quản lý được mọi thông tin ra và vào ví dụ: Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server, nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu không có trên Proxy server và trang này không bị cấm, yêu cầu sẽ được chuyển đến server thật, DNS server… và ra Internet.

– Các dịch vụ proxy đều có lợi trong việc logging: Vì các proxy server hiểu các giao thức cơ bản, chúng cho phép logging đạt hiệu quả. Ví dụ, thay vì logging tất cả những dữ liệu đã truyền, một FTP (File Transfer Protocol) proxy server chỉ ghi lại những lệnh đã tạo và những đáp ứng của remote server, điều này giúp việc logging ít và hữu dụng hơn.

– Đáp ứng được nhu cầu truy xuất của cá nhân và vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống cục bộ do chúng ta sử dụng địa chỉ ẩn danh, và mọi truy xuất đều thông qua proxy nên thông tin cục bộ không trực tiếp tương tác với bên ngoài.

– Các dịch vụ proxy cho phép người dùng truy cập các dịch vụ Internet “trực tiếp”. Với các dịch vụ Proxy, người dùng luôn nghĩ rằng họ đang tương tác trực tiếp với các dịch vụ Internet. Ví dụ người dùng chỉ cần gõ vào địa chỉ của một trang web nào đó thì trang web được trình duyệt hiển thị lên cho người dùng. Dĩ nhiên là có nhiều công việc phải làm ở bên trong nhưng nó là trong suốt đối với người dùng. Người dùng truy cập các dịch vụ Internet từ chính những hệ thống riêng của họ, mà không cần cho phép các gói tin truyền trực tiếp giữa hệ thống của người dùng và Internet đảm bảo an toàn cho hệ thống.

– Proxy server tích lũy và cứu file, những file mà thường đựơc yêu cầu bởi ngàn người dùng trên internet trong dữ liệu đặc biệt, gọi là cache. Do đó, proxy server chúng có thể tăng tốc độ truy nhập internet. Cache của proxy server có thể đã sẵn chứa thông tin bạn cần trong thời gian bạn yêu cầu, làm cho proxy server có thể phân phối thông tin ngay lập tức mà không cần phải truy tìm thông tin ngoài internet.

– Một Proxy Server thường nằm bên trong tường lửa, giữa trình duyệt web và server thật, làm chức năng tạm giữ những yêu cầu Internet của các máy khách để chúng không giao tiếp trực tiếp Internet. Người dùng sẽ không truy cập được những trang web không cho phép (bị công ty cấm). Vd: Admin không muốn nhân viên của mình đọc báo hay chơi game online trong giờ làm việc, bằng cách dùng proxy server admin có thể khóa một số site được chỉ định.

– Proxy server làm cho việc sử dụng băng thông có hiệu quả do chúng ta quản lý được các hoạt động của người dùng. Nên có thể giới hạn thông tin nào được dùng và không dùng tránh được việc nghẽn băng thông.

Qua phần tìm hiểu trên các bạn cũng phần nào hiểu được máy chủ proxy là gì, tại sao phải dùng proxy. Nếu các bạn muốn có được máy chủ tốt, các bạn có thể tham khảo một số đơn vị như: Nhân Hòa, Fpt, Viettel, Vdo, Ten Ten…. Đến đó các bạn sẽ được tư vấn những dịch vụ tốt nhất.

Nên Thuê Vps Ở Đâu Tốt Nhất?

Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo VPS

– Bạn có website lớn hoặc có nhiều ứng dụng riêng cần cài đặt (CRM, hệ quản trị doanh nghiệp, virtual office…), cần bảo mật cao, bạn không có kỹ thuật viên giỏi am hiểu server nhưng cần không gian riêng với chi phí hạn chế, giải pháp thuê máy chủ ảo ( VPS – server riêng ảo ) là lựa chọn được ưu tiên nhất.

– Máy chủ ảo ( Virtual Private Server – VPS ) là phương pháp phân chia một server vật lý thành nhiều server riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.
– Máy chủ ảo VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, có thể cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, bảo mật.



Lợi ích khi đăng ký sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo – máy chủ vps

– Máy chủ ảo VPS hoạt động hoàn toàn như một máy chủ ( server ) riêng, quý khách được toàn quyền quản trị máy chủ ảo với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao.

– Thuê máy chủ ảo sẽ tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.

– Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng như dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.

– Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng.

– Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh.

– Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

– Thuê máy chủ ảo dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

– Băng thông, lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

– Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian sập mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

– Thuê máy chủ ảo cho phép bạn có thể quản trị từ xa bằng remote desktop hoặc SSH, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến…

– Thuê máy chủ ảo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu như một máy chủ thông thường. Người quản trị có quyền truy cập cao nhất ( administrator ) để cài đặt và cấu hình cho máy chủ ảo ( VPS ). Mọi dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có độ bảo mật cao hơn rất nhiều so với Shared Hosting thông thường.

– Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ ảo của chúng tôi được đặt tại các nhà cung cấp uy tín VDC, FPT, Viettel, CMC, VTC đảm bảo đường truyền truy cập nhanh và ổn định.

– Máy chủ ảo VPS thích hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thỏa mãn được 2 yếu tố chi phí và độ an toàn dữ liệu.

– Chúng tôi hiểu rằng thời gian hoạt động là rất quan trọng cho doanh nghiệp của bạn vì vậy chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các máy chủ được hỗ trợ bởi UPS và máy phát điện để đảm bảo bảo thời gian hoạt động 99,99%, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có giá tốt nhất

Quý khách có thê tham khảo một số nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ rẻ ở Việt Nam như:

Nhân Hòa (nhanhoa.com)

Nhân Hòa cũng là một trong những công ty đời đầu trong lĩnh vực máy chủ- hosting…. Được thành lập từ năm 2002, Nhân Hòa cũng đã cung cấp rất nhiều dịch vụ cho khách hàng. Ra đời cùng với thời điểm PA, Mắt Bão nhưng tốc độ phát triển của Nhân Hòa rất nhanh chóng và ổn định. Các dịch vụ và chương trình của Nhân Hòa cũng giống như các công ty khác, nhưng có rất nhiều đặc điểm khác biệt. Ngoài ra Nhân Hòa là một trong những công ty có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, tận tình được khách hàng đánh giá cao.

Mắt bão (matbao.net)

Giống như Nhân Hòa, PAVietnam.vn, Mắt Bão là một trong những công ty cung cấp máy chủ – domain – hosting đầu tiên tại Việt Nam trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm. Tham gia từ những ngày đầu, hiện nay Mắt Bão cũng có thị trường riêng khá ổn định với lượng khách hàng quen thuộc tương đối lớn.

Tương tự như Nhân Hòa, Mắt Bão cũng là 1 cái tên thường được nhắc đến và lựa chọn trong các nhà cung cấp máy chủ – tên miền – hosting.

Pavietnam (pavietnam.vn)

PAVietnam.vn là một trong những công ty cung cấp domain-hosting đầu tiên tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Hiện tại PAVietnam đã có thị trường riêng khá ổn định với lượng khách hàng tương đối lớn tích lũy trong suốt 10 năm. Điểm mạnh của PAVietnam là với bề dày kinh nghiệm, thương hiệu của PAVietnam thường được nhắc đến đầu tiên khi khách hàng lựa chọn đăng ký tên miền, hosting.

Tìm hiểu hoạt động của web server

1. Nguyên tắc hoạt động của máy chủ web

Giả sử có một người quen gọi điện thoại cho bạn: “Tôi vừa xem một trang web cung cấp dịch vụ máy chủ rất chuyên nghiệp! Bạn hãy đánh vào địa chỉ sau và xem thử nhé, địa chỉ trang web này là http:// nhanhoa.com. Khi bạn gõ dòng địa chỉ đó vào trình duyệt web và ấn Enter, trang web sẽ hiển thị trên màn hình của bạn.



Các tiến trình cơ bản

Theo mô hình trên, trình duyệt web (bên trái) thực hiện một kết nối tới máy chủ web (bên phải), yêu cầu một trang web và nhận lại nó. Sau đây, là thứ tự từng bước cơ bản xảy đến đằng sau màn hình của bạn:

Trình duyệt web tách địa chỉ website làm 3 phần:

Tên giao thức: “http”

Tên miền của máy chủ web: “http://nhanhoa.com

Tên tệp HTML: “web-server.htm”

Trình duyệt liên hệ với máy chủ tên miền (DNS Server) để chuyển đổi tên miền “http://maychuvietnam.com.vn” ra địa chỉ IP tương ứng. Sau đó, trình duyệt sẽ gửi tiếp một kết nối tới máy chủ của website có địa chỉ IP này qua cổng 80. Dựa trên giao thức HTTP, trình duyệt gửi yêu cầu GET đến máy chủ, yêu cầu tệp HTML “web-server.htm”. (Chú ý: một cookies cũng sẽ được gửi kèm theo từ trình duyệt web đến máy chủ).

Tiếp đến, máy chủ sẽ gửi một file văn bản có các thẻ HTML đến trình duyệt web của bạn (một cookies khác cũng được gửi kèm theo từ máy chủ tới trình duyệt web, cookies này được ghi trên đầu trang của mỗi trang web).

Trình duyệt web đọc các thẻ HTML để xác lập định dạng (hình thức trình bày) trang web và kết xuất nội dung trang ra màn hình của bạn.

Trong giao thức HTTP nguyên bản, bạn cần cung cấp đầy đủ đường dẫn của tên tệp, ví dụ như “/” hoặc “/tên tệp.htm”. Sau đó, giao thức sẽ tự điều chỉnh để có thể đưa ra một địa chỉ URL đầy đủ. Điều này cho phép các công ty kinh doanh dịch vụ lưu trữ có thể lưu trữ nhiều tên miền ảo (virtual domains), có nghĩa nhiều tên miền cùng tồn tại trên một máy chủ và sử dụng cùng một địa chỉ IP duy nhất. Ví dụ, trên máy chủ của Máy chủ Việt Nam, địa chỉ IP là 123.30.171.44, nhưng nó có hàng trăm tên miền khác nhau cùng tồn tại.

Rất nhiều máy chủ web đưa thêm các chế độ bảo mật trong nhiều tiến trình xử lý. Ví dụ, khi bạn truy cập vào một trang web và trình duyệt đưa ra một hộp hội thoại yêu cầu bạn đưa vào tên truy cập và mật khẩu, lúc này trang web mà bạn truy cập đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Máy chủ web hỗ trợ người quản lý trang web duy trì một danh sách tên và mật khẩu cho phép những người được phép truy cập vào trang web. Đối với những máy chủ chuyên nghiệp, yêu cầu mức độ bảo mật lớn hơn, chỉ cho phép những kết nối đã được mã hóa giữa máy chủ và trình duyệt, do đó những thông tin nhạy cảm như mã số thẻ tín dụng… có thể được truyền tải tên Internet.

Đó là tất cả những vấn đề cơ bản mà máy chủ Web họat động để truyền tải các trang web chuẩn hay còn gọi là trang web tĩnh. Các trang web tĩnh là những trang web không thay đổi, trừ khi người tạo ra trang web đó thay đổi lại.

Một Số Hiểu Biết Cơ Bản Vê Email Server

Ngày nay, thư điện tử (email) là 1 công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày cũng như công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tên miền thư điện tử cũng là đại diện thương hiệu cho 1 doanh nghiệp, 1 tổ chức, thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng khách hàng thay vì 1 địa chỉ mail cá nhân. Do đó việc xây dựng một hệ thống thư điện tử với tên miền riêng là rất quan trọng đối với 1 công ty, doanh nghiệp. Với hệ thống này nhà quản trị có thể tự quản lý các địa chỉ mail, truyền thông nội bộ vô cùng hiệu quả và an toàn bảo mật.



1. Email server là gì?

Email Server – hay còn gọi là Máy chủ thư điện tử là máy chủ dùng để gửi và nhận thư điện tử, là một giải pháp Email dành cho các doanh nghiệp để quản lý và truyền thông nội bộ, thực hiện các giao dịch thương mại yêu cầu sự ổn định, tính liên tục và với tốc độ nhanh, đồng thời đảm bảo tính an toàn của dữ liệu, khả năng backup cao….

Hệ thống thư điện tử Email server sẽ giải quyết được các vấn đề như mail bị virus, spam, bị đưa vào blacklist, không check được webmail, check online/offline, không thể kiểm soát nội dung…



2. Các tính năng của email server

– Nhận và gửi mail nội bộ.

– Email server sẽ quản lý toàn bộ các tài khoản email trong hệ thống nội bộ.

– Nhận mail từ email server của Sender (người gửi) và phân phối mail cho các tài khoản trong hệ thống.

– Email server cho phép user (người dùng) có thể sử dụng webmail (mail trên web) để nhận mail hoặc sử dụng Outlook hoặc cả hai, phụ thuộc và việc cài đặt Email Server.

3. Các đặc tính của Email Server

– Email server có thể xử lý số lượng lớn thư điện tử hàng ngày.

– Có server riêng biệt.

– Email server có tính năng bảo mật an toàn dữ liệu.

– Có hệ thống quản trị (Control panel) để quản lý và tạo các tài khoản email cho nhân viên.

– Có thể cài đặt dung lượng tối đa cho từng email.

– Nhân viên có thể tự đổi mật khẩu riêng với email server.

– Kiểm tra và quản lý nội dung email của nhân viên trong công ty.

– Email server có khả năng chống virus và spam mail hiệu quả cực cao.

– Email server hỗ trợ Forwarder Email để cài đặt Email Offline.

– Có thể check mail trên cả webmail và Outlook Express.

Những hiểu biết về công nghệ cloud hosting

Cloud Hosting là gì? Tại sao nó được xem là một phát minh đột phá ngay khi mới được công bố. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm giải quyết những thắc mắc trên, cụ thể là về Cloud Hosting, đặc biệt là Những lợi ích của việc sử dụng lưu trữ đám mây điện toán Cloud Hosting, từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn  về cuộc cách mạng mang tên “ Đám mây điện toán” các bạn nhé. 



Công nghệ đột phá Cloud Hosting

Cloud Hosting là một công nghệ lưu trữ đột phá làm ngạc nhiên các chuyên gia CNTT. Nói qua một chút về Khái niệm Cloud Hosting, đây là một công nghệ lưu trữ loại bỏ hoàn toàn yếu tố vật lý và thay vào đó chúng ta sẽ làm việc với những đám mây điện toán. Khác với những dịch vụ chia sẻ truyền thống, nơi chỉ cho phép người dùng tương tác với một hệ thống phần cứng độc lập và giới hạn số người tương tác, Dịch vụ lưu trữ đám mây điện toán Cloud Hosting cho phép số lượng người tương tác không giới hạn, khả năng bảo mật độc lập và cao hơn hẳn. Để hiểu rõ ràng những lợi ích mà Cloud Hosting mang đến cho chúng ta – những nhà quản trị website, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tiến hành phân tích những lợi ích nổi bật nhất mà dịch vụ lưu trữ đám mây điện toán Cloud Hosting mang lại nhé.

Cloud Hosting giúp cắt giảm chi phí đầu tư

Rõ ràng giảm chi phí cho máy chủ và lưu trữ là thành quả lớn nhất mà Công nghệ lưu trữ điện toán đám mây mang lại. Trước kia, việc quản lý các máy chủ, nâng cấp hệ thống phần cứng và phần mềm đối với các máy chủ vật lý của các nhà quản trị website thường rất tẻ nhạt, chưa kể chi phí rất tốn kém. Tuy nhiên, trên hệ thống điện toán đám mây, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những công việc tưởng như làm một mình không thể nào làm được một cách dễ dàng và nhanh chóng với chi phí rất hợp lý. Quá tuyệt vời phải không nào?

Điện toán đám mây Cloud hosing hỗ trợ sao lưu backup dữ liệu dễ dàng

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà quản trị website đó chính là làm sao bảo vệ được cơ sở dữ liệu một cách an toàn nhất, khi có sự cố nào xảy ra thì có thể nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong điều kiện các máy chủ vật lý, cơ sở dữ liệu lớn, việc lưu trữ và sao lưu dữ liệu là cực kỳ khó khăn và tốn kém. Đối với đám mây lưu trữ điện toán Cloud Hosting, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề sao lưu dữ liệu nữa, bởi vì dữ liệu của bạn luôn luôn được bakup thường xuyên, ngoài ra, sau khi backup, dữ liệu của bạn sẽ được lưu thêm một bản nữa ở hệ thống các máy chủ vật lý đáng tin cậy, phòng trường hợp có sự cố xảy ra đối với Cloud Hosting. Như vậy, với dịch vụ Cloud Hosting, dữ liệu của bạn được chăm sóc kỹ lưỡng và an toàn.

Tính di động cực cao – Kết nối dịch vụ mọi lúc mọi nơi

Đây có lẽ là tính năng ưu việt nhất mà dịch vụ đám mây điện toán mang lại cho chúng ta. Với Cloud Hosting, bạn hoàn toàn có thể truy xuất dữ liệu của mình ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm máy chủ đang nằm ở đâu, điều mà các máy chủ vật lý chắc chắn không làm được. Tất nhiên là bạn cần một kết nối internet để có thể kết nối được với các đám mây điện toán các bạn nhé. Quả thật quá tiện dụng phải không nào!

Cloud Hosting hỗ trợ cập nhật tự động

Với Cloud Hosting, bạn sẽ không phải bận tâm về vấn đề cập nhật cho các hệ thống phần mềm và phần cứng của mình nữa. Dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây sẽ giúp cho bạn làm việc đó một cách hoàn toàn tự động. 

Cấu hình Cloud Hosting cực kỳ dễ dàng

Dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây Cloud Hosting luôn đặt lợi  ích của người sử dụng lên trên hết, chính vì vậy, bạn không cần phải là một kỹ thuật viên giỏi hay những người có kinh nghiệm thì mới có thể cấu hình Cloud Hosting được. Tất cả đều được thiết lập tự động, bất kỳ ai cũng có thể thiết lập dịch vụ một cách dễ dàng.

Rõ ràng, Dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây Cloud Hosting là một bước đột phá trong lĩnh vực quản trị và lưu trữ trực tuyến. Với Cloud Hosting, bạn sẽ dễ dàng xây dựng và quản lý hệ thống website của mình với chi phí rất hợp lý. (Tham khảo Giá các gói dịch vụ lưu trữ đám mây Cloud Hosting )